Bệnh trĩ có khả năng tiến triển thành ung thư không?

Nhiều thông tin cho rằng nếu bệnh trĩ để lâu có thể phát triển và biến chứng thành ung thư trực tràng. Vậy liệu thông tin trên có đúng không hay chỉ là sự nói quá của nhiều phòng khám, người bán thuốc để làm người bệnh hoang mang. Vậy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây xem thực hư thế nào nhé!

" Bệnh trĩ là bệnh lành tính không tiến triển thành ung thư, chỉ đau khi có biến chứng" đây là lời khẳng định của GS.TS.BS Nguyễn Mạnh Nhâm- Giám đốc bệnh viện Tràng An Hà Nội, chủ tịch hội hậu môn trực tràng Việt Nam.

Vì thế người bệnh không nên quá lo lắng về tình trạng bệnh của mình, hãy giữ tâm lý thoải mái nhất khi chữa bệnh.

Bệnh trĩ - chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh.

Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh trĩ. Tuy nhiên, những người thường xuyên ăn nhiều thịt, ăn it rau xanh, hay bị táo bón sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn thông thường.

- Ăn nhiều thịt, ít rau sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn, dễ gây ra tình trạng táo bón. Khi bị táo bón, người bệnh phải dùng sức để đẩy phân ra ngoài khiến các mạch máu vùng hậu môn sẽ bị căng giãn quá mức. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tổn thương mạch máu vùng hậu môn, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

- Ngồi nhiều: làm cản trở quá trình lưu thông của các mạch máu đến hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Phụ nữ mang thai: khi phụ nữ mang thai, áp lực từ ổ bụng sẽ dồn vào vùng thân dưới, trong đó có hậu môn gây ra hiện tượng phù nề thân dưới, trong đó có hậu môn gây lòi búi trĩ.

Phân biệt bệnh trĩ với ung thư trực tràng

- Đi cầu ra máu

Khi bị bệnh trĩ tình trạng đi ngoài kèm máu tươi diễn ra thường xuyên. Lưu ý, tình trạng đi cầu kèm máu không có lẫn chất nhầy.
Trong khi đó, ung thư trực tràng máu chảy kèm dịch nhày hay mủ lần trong phân. lượng máu tăng dần theo thời gian.

- Đối với những người mắc bệnh trĩ, búi trĩ có thể lòi ra hoặc ở ngay bên ngoài mà người bệnh có thể cảm nhận được.

- cảm giác đau rát, ngứa ngáy sảy ra thường xuyên ở bệnh trĩ. Đối với ung thư trực trạng thì cảm giác ngứa ngáy gần như không có.

- Ngoài ra, khi bị ung thư trực tràng, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao, sụt cân nhanh, chán ăn.

Điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Nguyên tắc điều trị bệnh trĩ là nguyên tắc bảo tồn. Khi bị bệnh trĩ, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bệnh nhân đã điều trị bệnh trĩ bằng thuốc hay thủ thuật mà không khỏi thì bác sĩ bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ để điều trị.

Phẫu thuật mổ cắt trĩ bằng phương pháp nào an toàn

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại không gây đau đớn trong quá trình mổ như phương pháp PPH, HCPT, laser,... Đây là nhưng phương pháp phẫu thuật an toàn, ít chảy máu, rủi ro thấp, khả năng phục hồi nhanh hơn so với các phương pháp cắt trĩ truyền thống.

Sau khi cắt trĩ, người bệnh cần có chế độ ăn uống , sinh hoạt khoa học để bệnh không tái phát như:

Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, sinh tố,...

Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, đồ nướng, nước có ga, có cồn

Đi vệ sinh vào khung giờ cố định trong ngày, dùng nước rửa sau khi đi vệ sinh xong

Không ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, không rặn mạnh khi bị táo bón.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường lưu thông máu, trao đổi chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.