Bệnh trĩ ngoại: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ. Bệnh trĩ ngoại thường dễn nhận biết và điều trị hơn bệnh trĩ nội. Bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tâm lý người bệnh. vậy nhận biết và điều trị bệnh trĩ ngoại như thế nào?

Bệnh trĩ ngoại là sự căng phồng tĩnh mạch ở vùng hậu môn làm hình thành các búi trĩ ở rìa hậu môn gây vướng víu, khó chịu cho người bệnh.

Búi trĩ ngoại nếu không được điều trị sẽ phát triển lớn dần qua 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ từ cấp độ 1 đến độ 4 gây ra tình trạng chảy máu hậu môn, sưng đau búi trĩ, ngứa rát vùng hậu môn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại

Để nhận biết được mình có bị mắc bệnh trĩ ngoại hay không, mọi người chỉ cần chú ý những đặc điểm dưới đây:

Búi trĩ phát triển xung quanh thành hậu môn

Búi trĩ ngoại hình thành và phát triển bên rìa ngoại hậu môn nên người bệnh có thể dễ dàng xờ thấy và nhìn thấy. Ban đầu, búi trĩ chỉ nhỏ bằng đầu đũa nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì búi trĩ sẽ phát triển lớn dần bao quanh hậu môn gây tắc ngẽn mỗi khi đi đại tiện.

Chúng ta hoàn toàn có thể quan sát sự phát triển của búi trĩ bên ngoài hậu môn qua các giai đoạn như sau:

Trĩ ngoại độ 1: búi trĩ bắt đầu xuất hiện ở bên ngoài thành hậu môn

Trĩ ngoại độ 2: búi trĩ phát triển to dần và có xu hướng ngoằn ngoèo.

Trĩ ngoại độ 3: búi trĩ các phát triển to hơn, những cơn đau ở hậu môn xuất hiện nhiều hơn. Điều này xảy ra do búi trĩ phát triển làm cho máu lưu thông gặp nhiều khó khăn.

Trĩ ngoại độ 4: búi trĩ quá to kèm theo máu và chất nhờn tiết ra nhiều nên gây nên tình trạng viêm nhiễm. Điều này làm cho người bệnh luôn có cảm giác đau và ngứa rát.

Chảy máu  ở hậu môn

Chảy máu hậu môn là một trong những biểu hiện đặc trưng mà bất cứ loại trĩ nào cũng có thể gặp phải. Khi  bị bệnh trĩ ngoại khi đi đại tiện người bệnh sẽ thấy máu xuất hiện ở hậu môn. Điều này có thể dễ dàng thông qua máu ở giấy vệ sinh hoặc máu lẫn trong phân.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà lượng máu chảy nhiều hay ít. Ban đầu máu chỉ nhỏ thành giọt nhưng khi bệnh nặng thì máu chảy thành tia. Điều này hết sức nguy hiểm nếu kéo dài vì làm bệnh nhân bị mất máu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan khác.

Viêm nhiễm ở hậu môn

Hậu môn là khu vực rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn từ bên ngoài. Khi hậu môn bị tổn thương thì càng tạo cơ hội để vi khuẩn xuất hiện. Cộng thêm dịch từ hậu môn tiết ra sẽ làm thức đẩy quá  trình viêm nhiễm.

So với trĩ nội thì trĩ ngoại thường viêm nhiễm nặng hơn vì các búi trĩ phát triển ở bên ngoài hậu môn, khả năng vi khuẩn tấn công sẽ nhiều hơn. Nếu không được kiểm soát sớm thì các biểu hiện sẽ ngày càng nặng và khả năng lây lan qua các khu vực khác là rất cao. Trong đó có khu vực âm đạo vì hậu môn và âm đạo rất gần nhau. Lúc này không những bị trĩ ngoại mà còn bị nhiều bệnh khác liên quan đến âm đạo.

Thường xuyên đau rát ở hậu môn

Tình trạng này cũng khá phổ biến đối với các loại trĩ khác và có dấu hiệu gia tăng khi bệnh trầm trọng hơn. Đó là do máu tích tụ và ngưng đọng tại các búi trĩ. Cộng thêm phân khi đi qua búi trĩ sẽ làm cho những tổn thương ngày càng nghiêm trọng hơn, làm cho những cơn đau rát càng gia tăng.

Tình trạng đau rát kéo dài sẽ ngày càng nặng và dễ dẫn đến hoại tử ở vùng da xung quanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà chúng ta khó lường trước được.

Khi có những biểu hiện của bệnh trĩ ngoại, người bệnh không nên chủ quan mà phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Điều trị bệnh trĩ ngoại

Phương pháp nội khoa

Khi bệnh trĩ còn nhẹ, bác sĩ thường chỉ định áp dụng phương pháp nội khoa (uống thuốc) để điều trị bệnh trĩ.

Thuốc chữa trị bệnh trĩ có 2 loại: loại để uống (viên nén, viên nang) và loại dùng để bôi hoặc đặt trong hậu môn như thuốc mỡ, thuốc viên đạn.

Thuốc uống dạng viên nang hoặc viên nén: các loại thuốc này có tác dụng tăng tính thẩm thấu, tăng độ vững bền thành mạch, có tác dụng làm giảm sưng, phù nề, giúp cầm máu đối với trĩ chảy máu, co búi trĩ.

Thuốc đặt hoặc thuốc bôi: người ta thường dùng thuốc mỡ hoặc thuốc đặt để bôi lên vùng bị tổn thương có tác dụng tại chỗ. Các loại thuốc này có hoạt chất giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm nhiễm song chỉ giảm bớt các triệu chứng chứ không điều trị triệt để nguyên nhân gây ra bệnh. Các loại thuốc đạn đặt vào trong vùng hậu môn nhưng thường là để chữa trị nội hơn.

Tất cả các loại thuốc đều phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bởi ngoài điều trị bệnh trĩ còn phải điều trị các bệnh liên quan gây ra bệnh trĩ như thuốc trị táo bón, đường ruột, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau,…

Thuốc Y học cổ truyền: Điều trị bằng y học cổ truyền phải kéo dài thời gian từ 1-2 tháng và đó là các bài thuốc chữa trĩ cổ phương, các loại thuốc đã hiện đại hóa từ các bài thuốc đông dược. Ngoài ra, bản thân người bệnh phải kiêng khem trong sinh hoạt, dinh dưỡng theo lời dặn của thầy thuốc.

Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Đối với bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn nặng, bắt buộc người bệnh phải áp dụng phương pháp ngoại khoa để điều trị bệnh trĩ. Hiện nay có nhiều kĩ thuật phẫu thuật cắt trĩ được áp dụng như HCPT, PPH, laser, longo,..

Ưu điểm của những phương pháp phẫu thuật cắt trĩ này là thời gian cắt trĩ nhanh, ít gây đau đớn trong quá trình cắt, thời gian phục hồi cũng nhanh hơn so với những phương pháp cắt trĩ truyền thống.

Phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Ăn uống khoa học

Thói quen ăn quá nhiều chất béo và chất bột bạn nên bỏ đi mà thay vào đó là nên bổ sung rau, củ quả và nhiều chất xơ trong bữa ăn hằng ngày. Nếu bạn sử dụng quá nhiều chất béo cùng là nguyên nhân dẫn đên táo bón sớm nhất và rất dễ bị bệnh trĩ ngoại.

Theo các chuyên gia nghiên cứu để phòng ngừa bệnh trĩ ngoại bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng dưỡng chất đặc biệt là rau củ quả tươi để hệ tiêu hóa tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Không nên đứng hay ngồi một lúc quá lâu

Nếu đứng hay ngồi yên một chỗ lâu trong ngày và thường xuyên thì chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ. Nếu vì đặc thù công việc phải ngồi hay đứng một chỗ như công nhân may, nhân viên văn phòng,…. thì cứ khoảng 1-2 tiếng bạn nên cố gắng đi lại để các mạch máu được lưu thông, phòng chống bệnh trĩ xuất hiện.

Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày

Với cuộc sống hiện đại và bận rộn như ngày này thì có rất nhiều người có thói quen đọc báo hay nghịch điện thoại trong khi đi vệ sinh. Thói quen xấu này khiến bạn rất dễ gây nên táo bón và đè nặng hậu môn gây nên bệnh trĩ ngoại nhanh hơn.

Muốn phòng tránh bệnh trĩ ngoại hiệu quả mỗi ngày bạn hãy tập đại tiện vào một khung giờ nhất định và tránh các hoạt động khác làm kéo dài thời gian đi vệ sinh.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Vùng hậu môn chứa rất nhiều vi khuẩn gây bênh. Do đó, tất cả mọi người nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm mỗi ngày hoặc sau khi đi vệ sinh. Nhớ rằng luôn giữ cho vùng hậu môn luôn sạch sẽ và khô thoáng để tránh bị viêm nhiễm.